Về mặt lý thuyết phong thủy hình thế (Loan Đầu) mảnh đất “Thóp hậu” hay “Hẹp hậu” là mảnh đất có kích thước mặt trước rộng (mặt tiền) mặt sau (mặt phía sau - mặt hậu) nhỏ hơn phía trước, nếu ở trong trên mảnh đất có hình dạng như vậy ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe và làm nhiều hưởng ít, không tụ tài, tức công sức bỏ ra nhiều hơn mức bình thường mà thành quả nhận được không tương xứng.
Khi nói về phong thủy, chúng ta lấy khí làm nền tảng vì thế nhà thóp hậu - hẹp hậu không tốt nghĩa là khí vào nhiều nhưng không thể tụ, tức là khí tản mát. Dựa vào căn cứ trên, về mảnh đất hẹp hậu, chúng ta suy ra cho ngôi nhà “thóp hậu” hoặc “hẹp hậu” cũng xảy ra tình huống tương tự. Nhưng chúng ta dựa vào căn cứ nào để phân biệt kích thước phía trước và phía sau bao nhiêu được gọi là “thóp hậu” hay “hẹp hậu”, kích thước phía sau nhỏ hơn phía trước 1/10 hay 1/5 hay 1/3 hay 1/2,…chưa có tài liệu cụ thể nào định nghĩa, định lượng rõ ràng vấn đề này, cứ theo quán tính khi thấy phía sau nhỏ hơn phía trước đều gọi là “Thóp hậu” hoặc “Hẹp hậu”. Chúng ta được biết về Phong thủy hình thế (Loan Đầu) qua hình vẽ, rất tượng hình và diễn dịch theo ý kiến chủ quan, và với tâm lý chung đều hiểu vấn đề như vậy, minh họa bên dưới để thấy việc những mảnh đất xấu và tốt (khuôn viên khu đất và nhà ở):
Hình (1) - Mảnh đất hình vuông: Trong Phong thủy, hình vuông, dù là mảnh đất, căn phòng hay bất kỳ vật gì, đều biểu thị tính ổn định, khí có thể lưu chuyển tự do không bị cản trở. Lý tưởng nhất là nhà bạn nằm chính giữa mảnh đất, để khí lưu thông quanh nhà, qua cửa sổ, cửa ra vào và hỗ trợ tốt cho gia chủ.
Hình (2) - Mảnh đất hình chữ nhật: Trong ví dụ này, ngôi nhà nằm ở mặt trước lô đất. Khí lưu chuyển và tích tụ ở phía sau, của cải và sức khỏe của bạn được bảo vệ. Điều đó giống như việc người đã giàu lại có thêm “Chiếc túi ba gang” để đựng của cải hay họ là những nhà đầu tư có người hậu thuẫn.
Hình (3) - Mảnh đất hình chữ nhật: Trong ví dụ này, người nhà nẳm sau phía sau lô đất, trong Phong thủy, nếu không gian phía sau nhà bạn nông hơn không gian phía trước quá nhiều bạn sẽ khó giữ tiền của.
Hình (4) - Mảnh đất hình thang nở hậu: Ở đây, sinh khí mang lại sức khỏe và tiền bạc phải “chui vào” cái cổ chai. Sinh khí phải lưu chuyển qua khoảng trống chật hẹp để tích tụ ở phía sau. Do khí khó vào, nên lô đất có hình dạng này cũng bị xem là không tốt.
Hình (5) - Mảnh đất hình thang thót hậu: Ở ví dụ này, khí đi vào không gặp khó khăn nhưng khó có cơ hội tụ lại. Hãy hình dung một chiếc cốc hình nón. Đế cốc bằng thì ta mới có thể đặt chiếc cốc đứng thẳng và đổ nước vào. Nếu không, rất có thể chiếc cốc bị lật trước khi nước đầy tới miệng. Đế cốc quá yếu không đựng được nước. Tương tự như thế, mảnh đất hình thang thót hậu không thể tụ khí.
Hình (6) - Mảnh đất hình tam giác: Đây là hình dạng xấu nhất. Đơn giản là hình dạng góc cạnh đều làm mất phương hướng. Trong những dạng góc cạnh còn có hình L, dạng khuyết góc lồi thụt (các căn hộ chung cư thường gặp).
Qua 6 ví dụ trên, chúng ta cần hiểu rõ phương pháp luận tốt xấu (cát hung) trong phong thủy, được căn cứ ở khí (hình) và bố cục của mảnh đất (nhìn hình dạng, luận khí). Yếu quyết quan trọng của Phong thủy là “Tàng phong tựu khí”, tức là ngăn bớt gió, để khí tựu, chứ không như mọi người thường hiểu phong thủy là gió và nước, nhà phải “gió” nhiều - nước “nhiều” là tốt. Đó là bí mật mà ít người thấu hiểu.
Tất cả những kiến thức Phong thủy cổ xưa, có những quan niệm vẫn còn giá trị và có những quan niệm phải được khơi trong. Với chúng ta thời hiện đại, đô thị sầm uất, đất hẹp người đông thì nhà phố, san sát nhau chiếm đa số, vì thế, khi vận dụng, áp dụng phong thủy vào cuộc sống phải chính xác và linh hoạt, không phải phía sau hẹp vài tấc (vài cm) mà gọi đó là nhà “Hẹp hậu”. Ngoài ra, việc quyết định một ngôi nhà đó tốt hay xấu (Cát và Hung) đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn, yếu tố cấu thành không phải chỉ có hình dạng mảnh đất (hay hình dạng ngôi nhà), chẳng hạn như: địa hình, địa thế, môi trường xung quanh, bố cục, thời vận,…Nếu có một ngôi nhà tất cả hoàn mỹ đó là điều tuyệt vời nhưng rất khó để có được, các bạn cũng nên tâm niệm điều này, không ai vượng (tốt) mãi và chẳng có ai suy (xấu) mãi.
Các bạn cũng nên đặt câu hỏi thực tế là: “Tại sao ông/bà hay anh/chị đó ở ngôi nhà thóp hậu mà vẫn rất tốt?”, đều này chứng minh với chúng ta rằng việc tốt hay xấu của căn nhà “thóp hậu - hẹp hậu” phụ thuộc rất nhiều yếu tố, chẳng hạn: nếu bạn ở trong căn nhà “thóp hậu - hẹp hậu” nhưng hướng của căn nhà này là vượng, bố cục công năng phù hợp phong thủy, vận khí của bạn tốt, khí số của căn nhà này là hỷ dụng thần của bạn (theo vận mệnh Bát tự - Tứ trụ của bạn với căn nhà),..v.v…Bạn có rất nhiều yếu tố tốt thì chỉ có một yếu tố xấu thì chỉ giảm tốt của bạn một phần, không có nghĩa là bạn ở trong căn nhà này làm bạn xấu hoàn toàn.
Hóa giải phong thủy nhà “Hẹp hậu – Thóp hậu” là việc đơn giản.
Việc ứng dụng phong thủy trong cuộc sống hiện đại chúng ta nên có tư duy cởi mở, khoa học đừng tin một cách mù quán, mê tín dị đoan, vì thực tế nền tảng của phong thủy và sức sống của vạn vật chính là “Khí”. Hy vọng rằng khi đọc đến đây các bạn phần nào đã hiểu được vấn đề, không còn hoang mang, lo lắng khi đang ở trong căn nhà “thóp hậu - hẹp hậu”. Còn nếu các bạn đang ở trong căn nhà “thóphậu - hẹp hậu” mà không đến nỗi quá vát xéo, quá teo thốp phần hậu (như hình minh họa 1 và 2 bên dưới) thì bạn có thể vận dụng kiến thức phong thủy đã trình bày trong 6 ví dụ trên (6 hình dạng nhà) để ứng dụng.
Hình minh họa 1
Hình minh họa 2
Nếu bạn đang có mảnh đất hoặc căn nhà “thóp hậu - hẹp hậu”, bạn cần vận dụng kiến thức phong thủy hình pháp để chỉnh sửa về mặt hình pháp của căn nhà, điều này có nghĩa là bạn cần cân chỉnh, nắn căn nhà hoặc các khu vực sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày (phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng khách, phòng bếp, phòng làm việc,…) vuông vắn trở lại, còn những phần xéo, góc cạnh, dư thừa nhỏ hẹp (trong kiến trúc gọi là góc chết) nên tận dụng vào các công năng khác như tiểu cảnh, vườn, kho, tủ,...v.v…nhưng vẫn đảm bảo căn nhà sáng sủa, thông thoáng không chật hẹp, âm u, có những lúc các bạn phải bỏ đi phần đất không sử dụng được đó với tư duy bỏ cái lợi nhỏ để thu được lợi ích lớn lâu dài.
Các bạn sẽ thấy các căn hộ chung cư theo xu hướng hiện đại thường rơi vào trường hợp không có hình dạng vuông vắn mà vát xéo, “thóp hậu – hẹp hậu”, góc cạnh,..v.v…điều này làm cho căn nhà luôn tạo ra khí lưu thông rất nhanh, mạnh, khiến cho căn nhà tán khí, người sống trong những căn nhà thường bức bối, ngột ngạt, cảm giác căng thẳng,.v.v…
Hình minh họa 3
Như trên hình minh họa 3 ta thấy, căn hộ này không có được khuôn viên (mặt bằng sàn) vuông vức, mà góc cạnh, lồi thụt,..v.v…nếu không ứng dụng kiến thức phong thủy linh hoạt các bạn sẽ cho rằng căn nhà này không tốt, đều đó chỉ mới luận về một phương diện về phong thủy hình pháp, như chúng tôi đã trình bày ở trên để kiểm tra phong thủy tốt hay xấu cần phải xét đến nhiều yếu tố khác nữa.
Tóm lại, các bạn cần nắm bắt phương pháp quan trọng trong việc xử lý nhà “thóp hậu - hẹp hậu” hay những căn nhà không có phong thủy hình pháp tốt, đó là cân chỉnh, nắn lại không gian sử dụng được vuông vức, tránh tạo nhiều góc cạnh, nhỏ hẹp, vụn nát, vạt xéo,…Biết tận dụng việc bố trí nội thất để hỗ trợ, điều chỉnh phong thủy chonơi ở và làm việc hoàn mỹ nhất có thể. Mong rằng sau khi đọc bài viết này và các bài viết khác có tính ứng dụng thực tiễn trên trang nhà của chúng tôi, các bạn không còn tâm lý hoang mang mà biết ứng dụng linh hoạt kiến thức khoa học phong thủy vào cuộc sống tránh việc mê tín dị đoan, thiếu cơ sở. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
Cty Tư vấn thiết kế kiến trúc và trang trí nội ngoại thất H.D.N.K
Văn phòng thiết kế biệt thự đẹp Limousine
Địa chỉ liên hệ: Lầu 9 tòa nhà 68 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé Quận 1 , Tp.HCM
Điện thoại: + 84 8628 830 81 Mobile: 0938 064 680 -091 999 1750